Thị trường bất động sản luôn là một mảnh đất vàng tiềm năng cho những nhà đầu tư, mang lại nhiều lợi nhuận và là một cách làm giàu không mấy khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh những câu chuyện thành công thì cũng có không ít những người “vỡ mộng” làm giàu từ đất chỉ vì mù mờ pháp lý. Vậy khi đầu tư vào món hàng bất động sản này, các nhà đầu tư cần chú ý điều gì để không bị “ngã đau”? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Cẩn trọng với hình thức mua bán trên cọc
Một trong những hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận cao và nhanh nhất đó chính là đầu tư trên cọc. Mua bán trên cọc cho phép nhà đầu tư thực hiện với các mặt hàng bất động sản nhà ở cũng như những căn hộ dự án. Vì những giao dịch trên cọc thường được mở bán tại thời điểm trước công chứng hoặc trước khi được mở bán nên chúng khá dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời không vướng phải quá nhiều thủ tục pháp lý phức tạp.
Tuy nhiên, cũng chính việc không có hành lang pháp lý bảo vệ mà các giao dịch trên cọc dễ gặp phải rất nhiều rủi ro, khiến nhà đầu tư “trắng tay” bất cứ lúc nào. Điều này rất dễ xảy ra với những nhà đầu tư non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm về loại hình này, không nắm được bản chất của việc đầu tư dẫn đến nguồn tiền vốn trở thành “vốn chết”, không lưu thông được.
Không những thế, việc mua bán trên cọc cũng là hình thức được rất nhiều kẻ gian dùng để lừa đảo. Trên thực tế, đây chỉ là một thỏa thuận dân sự giữa người bán và người mua, không được Luật Kinh doanh bất động sản bảo hộ. Vì vậy, người mua phải tuân theo “luật chơi” của người bán nên khả năng rủi ro là rất lớn.
Ngã đau do mù mờ pháp lý

Đối với một nhà đầu tư bất động sản, điều đầu tiên và quan trọng nhất khi xuống tiền đầu tư cho một món hàng nào đó là xem xét đến tính pháp lý của món hàng đó. Nếu chỉ đơn giản coi đầu tư bất động sản như việc ném tiền ra chỗ này một ít, chỗ kia một ít rồi ngồi một chỗ thu lợi nhuận mà không quan tâm đến tính chất của dự án đầu tư thì khả năng mất trắng là rất lớn.
Không những thế, kẻ gian có thể sử dụng vô vàn cách thức lừa đảo tinh vi để khiến nhà đầu tư rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”. Có thể kể đến như chủ đầu tư không trực tiếp làm thủ tục chuyển nhượng mà ủy quyền cho một bên thứ ba (đơn vị môi giới, công ty con,…).
Trên đây là một số kinh nghiệm và bài học về đầu tư bất động sản mà bạn có thể quan tâm. Ôm mộng làm giàu từ đất không sai nhưng ôm mộng với một cái đầu mù mờ pháp lý là điều vô cùng sai. Vậy nên trước khi quyết định đầu tư, hãy tìm hiểu thật kỹ càng về lĩnh vực này để tránh bị nhận những rủi ro không đáng có. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!