Trong một số trường hợp, người mua đã đặt cọ mảnh đất rồi mới biết mảnh đất đó không thuộc dự án nào. Vậy câu hỏi đặt ra là điều này có rủi ro hay không? Trong trường trình “có hẹn với chuyên gia bất động sản”, với câu hỏi như trên, luật sư Phạm Văn Sơn đã có câu trả lời chính xác. Theo ông, trong phạm vi mảnh đất không thuộc dự án nào, có hai trường hợp được đưa ra. Theo chân bài viết để tìm hiểu!
Trường hợp tích cực
Không phải cứ không nằm trong dự án thì mảnh đất đó có vấn đề. Trong trường hợp mảnh đất đó thuộc sở hữu của người dân hay nói dễ hiểu hơn là nhà dân thì người mua không cần phải lo lắng. Bởi vì, nguyên nhân mà mảnh đất không thuộc dự án nào cũng đồng nghĩa với việc mảnh đất không bị vướng vào bất kỳ dự án quy hoạch nào. Điều này ngược lại tốt hơn là mảnh đất bị vướng vào dự án quy hoạch, người mua có thể an tâm.
Trường hợp tiêu cực
Khi người bán giới thiệu với người mua là mảnh đất nằm trong một dự án, nhưng khi người mua kiểm tra, tìm hiểu lại phát hiện mảnh đất này không nằm trong bất kỳ dự án nào, thì người bán đã nói dối. Điều này có nghĩa là mảnh đất đó không có một cơ sở hạ tầng nào được đảm bảo, điều kiện sinh sống cũng không ổn.
Khi đó, người bán đã có hành vi lừa gạt, nói dối người mua. Nếu gặp phải trường hợp này, người mua nên đến cơ quan cảnh sát điều tra cấp quận, huyện – nơi người bán đã sinh sống để làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo này. Trong trường hợp bên bán là một công ty bất động sản, người mua cũng phải đến cơ quan cảnh sát điều tra cấp quận, huyện – nơi công ty có trụ sở ở đó.
Cách tránh rủi ro khi đặt cọc
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, trước khi đặt cọc người mua nên thực hiện các bước nếu sau để tránh rủi ro như trên:
Kiểm tra kỹ lưỡng tính chính danh của chủ sở hữu lô đất: Bản photocopy giấy chủ quyền sử dụng đất chỉ được sử dụng trong các giao dịch, đàm phán trước khi đặt cọc. Để tránh rủi ro, người mua phải kiểm tra bản chính sổ hộ khẩu, photo kèm một bản để tra người bán trên UBND phường/tổ dân phố.
Kiểm tra đất có bị quy hoạch hay không?: Đã có nhiều trường hợp người mua bị lừa đặt cọc vào lô đất bị dính quy hoạch, vì vậy nên kiểm tra kỹ.
Kiểm tra đất có bị chặn giao dịch chuyển nhượng hay không?: Có một số lô đất bị chặn giao dịch chuyển nhượng do vi phạm xây dựng, tranh chấp, kiện tụng,…
Soạn thảo hợp đồng đặt cọc: Người mua cần chú ý một số điều khoản quan trọng như: Số tiền đặt cọc, thời hạn đặt cọc, số tiền thanh toán khi ra công chứng, thỏa thuận các khoản phí thuế…
Kiểm tra thông tin, điều khoản hợp đồng: Người mua phải kiểm tra kĩ một số điểm sau: Nên có chữ ký của cả vợ và chồng, các thành viên trong hộ khẩu (nếu có), nếu thanh toán đặt cọc qua ngân hàng thì cần lưu trữ giấy tờ liên quan như ủy nhiệm chi, sao kê tài khoản, nếu thanh toán tiền mặt thì giữ giấy biên nhận tiền, chụp hình lại.
Như vậy, để tránh những rủi ro khi đặt cọc một lô đất, người mua nên kiểm tra kỹ lưỡng các điều trên. Ngoài ra, nếu đã lỡ đặt cọc lô đất không nằm trong dự án cũng phải xem xét trường hợp mà người mua đã dính phải. Nếu đã bị lừa, nên làm theo hướng dẫn.