Ly hôn và việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng sau khi ly hôn sẽ trở nên rất đơn giản nếu hai bên có thể tự nguyện thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên cũng có không ít những vụ ly hôn tiền tỷ do tranh chấp tài sản. Lý do là hai bên không đạt được thỏa thuận hoặc đồng ý với phán quyết của tòa án.
Vậy đối với những tài sản đã được giải quyết sau khi ly hôn, người vợ (hoặc chồng) có được toàn quyền quyết định mua bán, cho tặng hay chuyển nhượng cho người khác không? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Ưu tiên thỏa thuận theo quy định Luật hôn nhân
Theo Quy định tại khoản 1 điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản.
Hai bên không thể thống nhất về việc phân chia tài sản
Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Cũng theo quy định tại khoản 2 và 3 điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến một số các yếu tố theo Luật quy định. Và sẽ được chia theo hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Quyền quyết định tài sản của vợ (chồng) sau khi ly hôn
Để giải quyết nỗi lo lắng của những người mua nhà, đất của những cặp vợ chồng đã ly hôn thì theo Điều 188 Luật Đất đai 2013, điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định như sau:
- Đất không có tranh chấp
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
- Trong thời hạn sử dụng đất
- Đất có giấy chứng nhận quyền sở hữu (Sổ đỏ)
Vì sau khi chia tài sản chung thì phần quyền sử dụng đất được chia cho bên nào, bên đó sẽ toàn quyền định đoạt theo Khoản 1 Điều 206 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật”.
Tuy nhiên, nhà đất không có sổ đỏ chủ hộ vẫn bán được trong 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Người nhận thừa kế quyền sử dụng đất là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy không được cấp Sổ đỏ nhưng có thể bán đất được thừa kế cho người khác.
Trường hợp 2: Đối với đất nông nghiệp, người sử dụng đất được quyền bán đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất. Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền bán khi có đủ điều kiện để cấp Sổ đỏ mà chưa cần Sổ đỏ.
Nếu người vợ (chồng) đã đồng ý với việc phân chia tài sản theo cả phương diện thỏa thuận hoặc theo phán quyết của Tòa án. Thì người vợ (chồng) được toàn quyền quyết định đối với số tài sản mà mình sở hữu sau khi ly hôn.